THƯ NGỎ GỬI THỰC TẬP SINH

Thăng Long DIH đang tìm Quý Đối Tác cung ứng nguồn lao động đi làm việc ở thị trường Nhật Bản.

Thăng Long DIH đang tìm Quý Đối Tác cung ứng nguồn lao động đi làm việc ở thị trường Nhật Bản.

Cơ chế và quyền lợi sẽ thỏa thuận theo hợp đồng.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn lực Thăng Long DIH

Địa chỉ: 279 Nguyễn Gia Trí (D2 cũ), phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0989 85 11 77

Website: http://www.thanglongdih.com.vn/

Đề xuất mở rộng đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Thông tin Chính phủ

Nguồn: Baochinhphu.vn

Đề xuất mở rộng đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài (baochinhphu.vn)

Đề xuất mở rộng đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

19:32 21/03/2024

Tại dự thảo Luật Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất mở rộng đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, Chỉ thị số 20-CT/TW khẳng định: “Rà soát, bổ sung, hoàn thiện pháp luật liên quan đến công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bảo đảm điều chỉnh bao quát các đối tượng, loại hình lao động”.

Luật Việc làm hiện nay quy định đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ giới hạn tại 5 nhóm lao động là người dân tộc thiểu số, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân người có công với cách mạng trong khi thực tế một số nhóm đối tượng khác như thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành các nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội và các đối tượng lao động khác chưa được quy định hoặc theo quy định của từng địa phương, chưa đảm bảo bình đẳng về cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài.

Mặt khác, hiện nay, nhiều địa phương đã ký các thỏa thuận đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài với các cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài (theo hình thức thời vụ) nhưng chưa được quy định cụ thể trong Luật nên nhiều lao động cũng chưa được tiếp cận nguồn vốn.

Tại dự thảo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài bao gồm: (1) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và (2) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận giữa cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. (*)

Ưu tiên vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về ưu tiên vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho các đối tượng sau:

1- Người lao động là người dân tộc thiểu số;

2- Người lao động là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo;

3- Người lao động thuộc hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình;

4- Người lao động là thân nhân người có công với cách mạng;

5- Người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

6- Người lao động thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

7- Người lao động có đất thu hồi;

8- Người lao động là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án, trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế – quốc phòng.

Đối tượng quy định tại các điểm 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8 nêu trên được vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với mức lãi suất thấp hơn.

Điều kiện vay vốn

Theo dự thảo, người lao động theo quy định (*) nêu trên được vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:

1- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2- Đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc đã được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận giữa cơ quan việc làm cấp tỉnh với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;

3- Đăng ký thường trú tại địa phương nơi có nhu cầu vay vốn;

4- Có bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật.

Chính phủ quy định mức vay, thời hạn, lãi suất cho vay và điều kiện bảo đảm tiền vay.

Trình tự, thủ tục vay vốn

Theo dự thảo, người lao động có nhu cầu vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài lập hồ sơ vay vốn gửi Ngân hàng Chính sách xã hội nơi đăng ký thường trú.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì Ngân hàng Chính sách xã hội thông báo cho người lao động bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chính phủ quy định trình tự, thủ tục vay vốn.

Nhật Bản thay đổi chương trình thực tập sinh, thu hút thêm lao động nước ngoài

Nhật Bản thay đổi chương trình thực tập sinh, thu hút thêm lao động nước ngoài | VTV.VN

Nguồn: Long Nguyễn (PV Đài THVN thường trú tại Nhật Bản)

VTV.vn – Trong bối cảnh nhiều lĩnh vực của Nhật Bản thiếu lao động trầm trọng, cơ hội cho người nước ngoài làm việc tại nước này đang ngày càng tăng.

Chính phủ Nhật Bản đã chính thức thay đổi chương trình thực tập sinh để tạo điều kiện hơn cho người nước ngoài muốn làm việc lâu dài tại đất nước này.

Theo đó, Nhật Bản thay thế bằng một hệ thống mới, mục tiêu là đào tạo kỹ năng thực sự và bảo vệ quyền lợi cho người nước ngoài làm việc tại nước này. Theo chương trình mới, lao động nước ngoài có thể cư trú lâu dài hơn cũng như có thể chuyển việc ở các doanh nghiệp cùng ngành nghề đăng ký sau 1 đến 2 năm, Tuy nhiên, họ phải đạt điều điều kiện nhất định về kỹ năng chuyên ngành và trình độ tiếng Nhật.

Bên cạnh đó, thực tập sinh ban đầu sẽ có thị thực lao động động 3 năm; nếu đạt tiêu chuẩn kỹ năng đặc định số 1 thì sẽ được phép làm việc tại Nhật Bản tối đa 5 năm; nếu đạt tiêu chuẩn kỹ năng đặc định số 2 (tức lao động nước ngoài tay nghề cao) có thể ở Nhật Bản vô thời hạn và đưa gia đình sang sinh sống cùng.

Nhật Bản thay đổi chương trình thực tập sinh, thu hút thêm lao động nước ngoài - Ảnh 1.

(Ảnh Nikkei Asia)

Trong chiến lược số hóa nền kinh tế và khôi phục ngành bán dẫn, Nhật Bản đang trong cơn khát thiếu lao động tay nghề cao trong lĩnh vực công nghệ. Khảo sát mới đây đối với các nhà tuyển dụng trong ngành công nghệ của Nhật Bản cho thấy, 90% các tổ chức được khảo sát đang phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh để tuyển dụng lao động chất lượng cao.

Đối với việc tuyển dụng lao động nước ngoài có tay nghề cao, các chuyên gia cho rằng, ngoài các thay đổi về chính sách thị thực, những ưu đãi về lương sẽ là vấn đề quyết định đến khả năng tuyển dụng. Hiện nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã lên kế hoạch tăng lương đáng kể để thu hút thêm lao động chất lượng cao.

*Hot *Hot Đơn Hàng Chế Biến Thực Phẩm Tháng 04/2024

Đơn hàng chế biến thực phẩm Phỏng Vấn ngay trong tháng 04/2024

Làm việc tại Tỉnh Saitama, Nhật Bản

Lương cơ bản 190,523 YEN/tháng